🔍 HIỆN TƯỢNG LẠ TRONG VÀNG 24K: CẨN THẬN KẺO MẤT TIỀN OAN!
(Bài viết dành cho thợ kim hoàn và các tiệm vàng – chia sẻ từ kinh nghiệm thực tế của anh Ân Kim Hoàn)
—
#1. PHÁT HIỆN ĐÁNG NGỜ:
– Khách mang đến cục dẻ 24K (đo bề mặt đạt 9999) nhưng khi cắt đôi, đo lõi giữa (kẹp đứng) lại chỉ còn ~98!
*Đặc biệt: – Giòn khác thường: Dễ gãy đôi như vàng 18K, không dẻo.
– Nấu lại vẫn không cải thiện: Dù nấu chảy nhiều lần, kết quả đo vẫn “lệch tâm” y như cũ.
*Giải pháp duy nhất: Phân kim 2 nước mới hết, phân 1 nước không ăn thua!
👉 Kết luận: Đây là vàng bị pha tạp chất nhóm bạch kim (Re, Os, Ru, Ir) – chúng “ẩn náu” bên trong, khó phát hiện bằng cách đo thông thường!
—
#2. GIẢI THÍCH HIỆN TƯỢNG: VÌ SAO TẠP CHẤT “CHUI VÀO GIỮA”?
Khi nấu chảy hỗn hợp vàng + kim loại nhóm bạch kim:
– Nhiệt độ nóng chảy chênh lệch lớn: Vàng chảy lỏng trước, tạp chất vẫn ở dạng rắn (hạt cứng).
– Hiệu ứng hợp kim cục bộ: Các kim loại như ‘Ir, Os ‘không tan hoàn toàn trong vàng, bị dòng đối lưu đẩy về “tâm khối nóng chảy.
– Khác biệt trọng lượng riêng: Vàng: 19.3 g/cm³ ; Os/Ir: ~22.5 g/cm³
→ Nặng hơn, chìm xuống giữa khi nấu tạo cảm giác “ tụ vào giữa”
💡 Mẹo nhận diện: – Cắt ngang, đo lõi giữa bằng máy kẹp đứng (không để nằm).
– Kiểm tra độ dẻo: Vàng 24K thật mềm dẻo, nếu giòn → Nghi ngờ ngay!
—
#3. LỜI KHUYÊN TỪ THỢ KIM HOÀN
– Luôn đo sâu vào lõi với vàng dẻ, đặc biệt khi khách mang vàng không rõ nguồn gốc.
– Quan sát quá trình nấu: Tạp chất thường tạo váng đục hoặc hạt liti nhỏ trong dung dịch nóng chảy.
⚠️ CẢNH BÁO: Hiện tượng này rất khó phát hiện nếu chỉ đo bề mặt – đừng để bị lừa bởi lớp vỏ vàng “xịn” bên ngoài!
—
Thông tin liên hệ tư vấn:
Hotline: 0932132858 – 0903351415 (Thầy Trí)
Email: ntri6917@gmail.com
Fanpage: https://www.facebook.com/kimhoantritin/
Website: https://daynghekimhoantritin.edu.vn/
Address: 161/2 Lạc Long Quân, P3, Q11, TP.HCM