Khi nhắc đến kim cương, người ta không chỉ nghĩ đến vẻ đẹp lấp lánh mà còn quan tâm đến giá trị và chất lượng của từng viên đá. Để đánh giá chất lượng kim cương một cách chính xác, giới chuyên gia và ngành công nghiệp đá quý sử dụng hệ thống tiêu chuẩn quốc tế gọi là 4C do Viện Ngọc học Hoa Kỳ (GIA) phát triển. 4C bao gồm: Cut (Giác cắt), Color (Màu sắc), Clarity (Độ tinh khiết), Carat (Trọng lượng carat). Dưới đây là thông tin chi tiết về từng tiêu chí.

Cut (Giác cắt)

     Giác cắt là một trong những chí quan trọng nhất để xác định giá trị của một viên kim cương. Giác cắt ảnh hưởng trực tiếp đến độ sáng và hình dạng của một viên kim cương. Giác cắt của kim cương được đánh giá dựa trên ba yếu tố: Tỷ lệ, mức độ đối xứng và độ đánh bóng. Mỗi yếu tố ảnh hưởng đến vẻ đẹp tổng thể của viên kim cương và cho ra mức độ phản xạ ánh sáng khác nhau. Giác cắt của kim cương được phân loại như sau, trong đó Excellent là giác cắt kim cương hoàn hảo nhất:

  • Excellent (Xuất sắc)
  • Very Good (Rất tốt)
  • Good (Tốt)
  • Fair (Trung bình)
  • Poor (Kém)

     Một viên kim cương được cắt đúng chuẩn sẽ mang lại độ chiếu sáng cao nhất. Nếu cắt quá dày hoặc quá nông sẽ gây mất sáng, viên kim cương sẽ tối và độ lấp lánh sẽ giảm.

Color (Màu sắc)

     Trong quá trình hình thành, viên kim cương có rất nhiều màu sắc khác nhau. Màu sắc được chế tác thành trang sức chủ yếu là kim cương trắng tinh khiết. 

     GIA sử dụng bảng chữ cái Latin bắt đầu từ “D – Z” để phân biệt chi tiết màu kim cương, gọi là “D – Z” color scale. Cấp độ màu cao cấp nhất là D. Màu sắc càng tinh khiết thì giá trị của viên kim cương càng cao. Nước kim cương được chia thành các cấp độ sau: 

  • D, E, F (Colorless): Kim cương không màu, trong suốt và có giá trị cao nhất. D là nước màu hoàn hảo đắt giá nhất.
  • G, H, I, J (Near Colorless): Kim cương gần như không màu hoặc không có màu sắc rõ ràng.
  • K, L, M (Faint Yellow): Kim cương có màu nhẹ, thường là vàng hoặc nâu nhẹ.
  • N,O, P, Q, R (Very Light Yellow): Kim cương có màu vàng hoặc nâu ở nhiều chỗ, dễ thấy.
  • S – Z (Light Yellow): Kim cương hầu như là có màu vàng hoặc nâu rõ rệt và rất dễ nhận biết.

Clarity (Độ tinh khiết)

     Clarity hay độ tinh khiết là một trong những tiêu chuẩn 4C của kim cương quan trọng. Clatity biểu thị mức độ các tạp chất có bên trong và tì vết bên ngoài của một viên kim cương.

     Các yếu tố tác động đến độ tinh khiết của một viên kim cương là: Kích thước, tinh chất, độ nổi và vị trí của các tạp chất. Khi đánh giá, các chuyên gia sẽ quan sát viên kim cương dưới kính lúp có độ phóng đại 10x và đưa ra kết quả chính xác.

     Độ tinh khiết của kim cương được chia thành 6 nhóm với 11 cấp độ khác nhau dưới đây:

  • Flawless (FL): Không có tạp chất và tì vết nào khi quan sát dưới kính lúp phóng đại 10x.
  • Internally Flawless (IF): Hầu như không có tạp chất nào dưới kính lúp phóng đại 10x.
  • Very, Very Slightly Included (VVS1 và VVS2): Tạp chất và vết tì rất nhỏ, khó phát hiện dưới độ phóng đại 10x.
  • Very Slightly Included (VS1 và VS2): Tạp chất nhỏ, dễ hoặc khó thấy dưới kính lúp 10x.
  • Slightly Included (SI1 và SI2): Tạp chất dễ thấy dưới kính lúp 10x.
  • Included (I1, I2 và I3): Tạp chất rõ ràng dưới kính lúp 10x, ảnh hưởng đến độ trong suốt và độ sáng của kim cương.

Carat (Trọng lượng carat)

     Carat (ct) là đơn vị đo trọng lượng của viên kim cương. Muốn xác định trọng lượng của kim cương, cần phải cân chúng trên một chiếc cân điện tử. Chiếc cân điện tử hiện nay trên thị trường rất đắt đỏ vì chúng có thể đo được độ chính xác đến hàng nghìn carat. 

     Giá trị của viên kim cương thay đổi ngay cả khi chỉ hơn 1% carat, một viên kim cương 0.09 ct có giá thấp hơn so với viên 1.00 ct. Vì vậy, sự chính xác là điều cực kỳ quan trọng trong việc đo trọng lượng kim cương. 

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN NGAY

    GỌI NGAY TƯ VẤN : 090.335.1415
    Gọi zalo

    0903351415