Đá quý là gì?
Đá quý là tên gọi chung của tất cả các khoáng vật hiếm có được khai thác từ thiên nhiên. Loài người đã phát hiện ra các khoáng vật đặc biệt này từ hàng ngàn năm trước và bắt đầu gia công chế tác để tạo ra những món trang sức thể hiện đẳng cấp riêng của mình.
Trong điều kiện tự nhiên, các loại đá quý được thành tạo ở điều kiện nhiệt độ cao và áp suất lớn. Thường là trong những đợt phun trào núi lửa, những chuyển động địa kiến tạo khiến các tinh thể bị di dời và kết tinh trong điều kiện thích hợp. Những loại magma có thành phần khác nhau sẽ thành tạo những loại đá quý, khoáng vật khác nhau. Những khoáng vật có tính thẩm mỹ, độ cứng, độ bền, độ hiếm cao thì được xếp vào nhóm đá quý hoặc đá bán quý.
Phân loại đá quý
Hiện nay, đá quý dựa vào màu sắc và đặc tính để phân loại. Cụ thể như sau:
Đặc tính: Hiện nay trên thế giới có hơn 3 nghìn loại khoáng vật, nhưng chỉ có tầm khoảng 100 loại khoáng thạch được thích hợp cho việc gia công đá quý. Trong đó có 4 nhóm đá quý chính thống gồm:
- Kim Cương,
- Hồng Ngọc,
- Sapphire
- Ngọc Lục Bảo.
Tuy nhiên một số quốc gia còn có thêm Ngọc Mắt Mèo, Ngọc Trai, Cẩm Thạch Hoàng Gia, Ngọc Đổi Màu Alexandrite.
Màu sắc: Một số loại đá quý có thành phần khoáng chất tương tự như nhau, vì thế người ta sẽ dựa vào màu sắc để phân biệt chúng. Cụ thể như Sapphire & Hồng Ngọc đều là khoáng vật của corundum. Nhưng những khoáng vật có màu đỏ thì mới được gọi là Hồng Ngọc, còn những màu khác gọi là Sapphire (Lam Ngọc).
Các tiêu chuẩn đánh giá đá quý
Độ hiếm
Người dùng luôn có tư duy là đi đôi với quý hiếm, vì thế đồ gì càng hiếm thì càng quý. Một trong những viên đá quý nhất hiện nay là đá Alexandrite xuất xứ ở Nga. Đây là loại đá quý có thể thay đổi về màu sắc và có giá trị lớn hơn nhiều so với kim cương. Ở những thế kỷ trước thì Thạch Anh Tím cũng là loại đá quý hiếm nhưng từ thế kỷ XX cho đến nay, Thạch Anh Tím đã tìm thấy ở nhiều nơi trên thế giới. Vì thế mà giá của Thạch Anh Tím đã giảm xuống đáng kể
Độ bền
Đá quý hay bất kỳ một sản phẩm cao cấp nào đều đánh đánh giá tiêu chuẩn qua độ bền. Bởi đá quý có độ bền cao sẽ giúp tránh được những tác động từ bên ngoài như va đập, rơi xuống đất, tiếp xúc với hóa chất…Sản phẩm đá quý không chỉ đẹp, mà còn phải đảm bảo độ bền về mặt hóa học, độ cứng và độ dai
Tính thẩm mỹ
Đẹp luôn là tiêu chí hàng đầu của người dùng đánh giá được giá trị và chất lượng của đá quý. Tiêu chuẩn đẹp được quy định về độ trong suốt, màu sắc, phản chiếu ánh sáng. Cụ thể
Màu sắc đá quý càng tươi, màu sắc đậm thì viên đá quý càng đẹp và càng có giá trị cao như Ruby, Phỉ Thúy, Sapphire, hay Emerald Ngọc Lục Bảo là những viên đá có màu sắc đẹp nhất hiện nay.
Độ trong suốt của viên đá: Không bị nứt, không có tạo chất, độ trong suốt càng cao thì viên đá càng có giá trị. Độ phản chiếu ánh sáng càng cao thì càng luôn cuốn thị giác của người dùng thì viên đá đó càng có giá trị
Kích thước
Ngoài các tiêu chuẩn đẹp, độ bền, độ hiếm ra thì kích thước cũng là tiêu chuẩn định giá đá quý. Những viên đá quý có kích thước càng to thì giá tiền càng lớn. Ví dụ như viên đá quý 20mm sẽ đắt hơn viên 19mm, 18mm, 10mm. Lưu ý mỗi viên đá qúy có kích thước tăng lên gấp 2 thì sẽ tăng gấp đôi số tiền. Vì thế, dù viên đá quý chênh lệch nhau 1mm thì giá tiền cũng tăng lên rất nhiều rồi đó.
Khối lượng
Khối lượng tiêu chuẩn cả viên đá quý được tính là carat (1ct = 0,2g). Khối lượng viên đá quý càng lớn, càng quý thì càng có giá trị cao
Lịch sử dùng đá quý của con người
Hàng nghìn năm về trước, tổ tiên của chúng ta đã tìm thấy được những viên đá quý sáng lấp lánh nằm dưới mặt đất, và gọi những viên đá đó theo nhiều tên khác nhau như viên màu đỏ là giọt máu siêu nhiên, màu trắng gọi là nước mắt thiên thần…
Trong thời đại các vua chúa thì vẫn chưa thể phân biệt được các loại đá quý. Mà vua chúa, hoàng hậu, công chúa thường dựa vào màu sắc của loại đá quý để làm đồ trang sức cho vương miện, ly rượu, thanh kiếm…Thậm chí, đá quý trong thời văn minh cổ còn là biểu tượng cho tầng lớp thượng lưu.
Thời trung cổ con người lúc này bắt đầu mê tín dị đoan và thần bí. Tín ngưỡng của con người bắt nguồn từ viên đá quý. Họ tin rằng những viên đá quý này có thể giúp họ xua đuổi bệnh tật, tà ám… Màu sắc đá quý được phổ biến trong thời trung cổ là màu hổ phách
Thời phục hưng con người đã bắt đầu biết thu thập viên đá quý về làm đồ trang sức. Họ xem đây là của cải phòng thân, vì thế sở hữu trang sức bằng đá quý trở nên phổ biến trong mọi gia đình. Với niềm đam mê mãnh liệt những nhà gia công chế tác đá quý đã sáng tạo ra những trang sức hiện đại, đẹp, sang trọng từ những viên đá thô cứng
Hiện nay, công nghệ khai thác mỏ hiện đại hơn giúp tìm ra được nhiều loại đá quý khác nhau. Đá quý được chế tác thành những đồ trang sức cao cấp nhiều hơn với mức giá khá cao. Những sản phẩm này chỉ phù hợp với những người thuộc tầng lớp quý tộc hoặc những người giàu có muốn khẳng định đẳng cấp của mình.
Vì sao đá quý ngày càng phổ biến?
Đá quý được tồn tại hàng trăm nghìn năm là nhờ vào những tinh túy của đất trời. Đá quý mang trong mình màu đỏ nồng cháy – còn được gọi là đá ruby. Loại đá này đã và đang trở thành biểu tượng tình yêu bền vững và đầy mãnh liệt. Các đôi yêu nhau tin rằng, nếu sở hữu cặp đôi đá ruby thì tình yêu của họ sẽ mãi bền chặt, hạnh phúc viên mãn.
Ngày nay, những viên đá quý màu hồng được coi là món quà đặc biệt vô cùng ý nghĩa của những cặp vợ chồng kỷ niệm đám cưới bạc (25 năm), đám cưới vàng(50 năm), đám cưới kim cương (60 năm)…Ý nghĩa của viên đá quý màu hồng này chứng minh tình yêu son sắt, nồng cháy, vĩnh viễn của họ.
Từ thời xa xưa, đá quý được biết đến là loại đá có thể xua đuổi được bệnh tật và là lá bùa may mắn mang đến sự thành công và tốt lành. Trong phong thủy, nếu bạn sở hữu được một viên đá hợp mệnh sẽ luôn được bình an, làm chủ vận mệnh, thành công trong sự nghiệp
Trong Đông Y và Y học hiện đại thì đá quý cũng được coi như là loại thuốc quý giúp tích lũy năng lượng, đồng thời ngăn ngừa bệnh tật cho cơ thể như hỗ trợ điều trị bệnh tim, bệnh khớp, bệnh mất ngủ, bệnh động kinh, suy giảm trí nhớ..