Màu sắc
Màu sắc là yếu tố dễ dàng để bạn có thể phân biệt đâu là Ruby và đâu là Kim Cương. Bởi đặc tính này rất thuận tiện quan sát từ bên ngoài, giúp bạn dễ dàng đưa ra nhận định phù hợp. Cụ thể là:
Đối với Ruby: Màu sắc đỏ thuần giống như huyết bồ câu, chúng có gam hồng đến ánh tím. Theo đó, nhiều người đã gọi Ruby là Hồng Ngọc vì ấn tượng khi chiêm ngưỡng.
Đối với Kim Cương: Nổi tiếng với màu trong suốt, song Kim Cương vẫn có nhiều màu sắc khác. Điển hình là đá màu hồng, Kim Cương xanh dương, Kim Cương xanh lá,…thể hiện được đúng tính chất riêng biệt.
Tính chất hóa học
Xét về yếu tố hóa học thì Ruby và Kim Cương có điểm khác biệt rất lớn. Điều này dựa vào nguyên tố bên trong và phản ứng dưới lòng đất, nơi hình thành nên đá quý. Cụ thể phân biệt tính hóa học của 2 viên đá quý như sau:
Ruby có công thức hóa học là Al2O3, với mỗi ion Cr3+ liên kết với 6 ion O2- trên các đỉnh tinh thể. Tên gọi của chúng là Oxide nhôm có Crom, nên Ruby cũng có thể được hiểu có tính chất hóa học là Al2O3::Cr.
Kim Cương là loại đá đặc biệt khi tinh thể chỉ gồm nguyên tử Cacbon. Chúng có số lượng 4 liên kết với nhau theo tính chất bền vững. Qua đó để lại cho Kim Cương độ khúc xạ tốt, độ cứng và cách nhiệt cao.
Giá trị thô
Kim Cương thô chưa được xử lý, chế tác có hình dạng xù xì, thô ráp. Chúng không có khối nhất định nên cần được mài giũa, cắt giác, đánh bóng để tạo nên một mặt cắt Kim Cương hoàn chỉnh nhất. Đồng thời thể hiện được đúng tính chất phản chiếu, lấp lánh của viên đá. Giá trị của Kim Cương thô sẽ không thể sánh bằng lúc chế tác, nhưng cao hơn đá Ruby.
Đối với đá Hồng Ngọc thì giá trị thô nằm ở tầm trung, thấp hơn so với Kim Cương. Mặc dù đặc tính giống như là chưa lộ rõ vẻ đẹp, nhưng xét về tính chất bên trong đá thì giá trị này là hợp lý.
Mức độ phổ biến
Kim Cương và Ruby đều được biết đến là 2 viên đá nằm trong top 4 loại đá hàng đầu thế giới. Điều này cho thấy độ phủ sóng của chúng là rất cao, có danh tiếng nhất định kể cả đối với người không quá quan tâm đến đá thiên nhiên. Vậy viên đá nào phổ biến hơn?
Xét về góc độ phổ biến thì Kim Cương sẽ nhỉnh hơn vì chúng có giá trị lớn, có độ cứng tuyệt vời. Do đó ngoài ứng dụng trong trang sức, đá Kim Cương còn được tận dụng trong công nghệ kỹ thuật, công trình xây dựng nổi tiếng,…Vậy nên nhắc đến Kim Cương thì ai ai cũng có thể biết được.
Giá bán thành phẩm
Giá bán của thành phẩm Kim Cương sẽ đắt hơn so với Ruby, thị trường ghi nhận được giá thành lên đến hơn 900 triệu trở lên. Tất nhiên đối với từng thiết kế sẽ có nhận định khác nhau về độ trong, chế tác, màu sắc, trọng lượng,…Tuy nhiên nhìn về những mức giá thương mại chung thì Kim Cương có thể lên đến hơn 1,5 tỷ đồng.
Còn đối với Ruby thì giá cũng xấp xỉ Kim Cương, có điều vì độ phủ sóng thấp cũng như giá trị mà phần thành phẩm, Kim Cương chiếm ưu thế hơn. Đối với giá càng cao thì các đơn vị chế tác cần phải càng chú trọng thực hiện việc xử lý sao cho tốt nhất.